Trung Đức,Thu Hiền
Tiểu sử/ profile "Trung Đức,Thu Hiền"
Ca sĩ/ ban nhạc: Trung Đức
Tên thật/ tên đầy đủ: Trung Đức
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1960
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Nhóm/đại diện: Ca sĩ Tự Do
NSUT Trung Đức quê ở làng La Cả (Hà Đông). Bố mẹ là nông dân đặc sệt nên chỉ mong con có công ăn việc làm. Ông từng làm công nhân trên Thái Nguyên. Thấy đoàn văn công Hà Đông tuyển người, ông đăng ký dự thi, trúng tuyển, rồi được đi học tại Nhạc viện Hà Nội. Người thày đầu tiên và là NSND Quý Dương.Quý Dương từng là lính lái xe tăng ở Trường Sơn. Chở mỳ chính, muối và một số nhu yếu phẩm cho chiến trường đi từ Nghệ An theo đường Trường Sơn vào Quảng Trị. Bom đạn dội suốt ngày, chỉ biết lầm lũi đi, lầm lũi mong đến nơi cần đến.Đoàn của Quý Dương có 8 người, bị dính bom chết mất bảy, chỉ một mình ông còn sống... Chuyến ấy vào được đến Quảng Trị chỉ còn một mình, giao xong xe hàng thì quay ra chở chuyến khác. Vừa vặn 9 tháng làm lính Trường Sơn thì được giải ngũ.Giọng hát gắn bó với các bản tình ca về Trường Sơn tâm sự: "Tôi sắp nghỉ hưu rồi nên đang chuẩn bị cho... tuổi già. Sẽ đi lang thang, đi khắp đất nước, sẽ vừa đi vừa hát, vừa đi vừa sáng tác. Và, chấp nhận suốt đời làm người nghệ sĩ đa tình...".
Ca sĩ/ ban nhạc: Thu Hiền
Tên thật/ tên đầy đủ: Nguyễn Thị Thu Hiền
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 03/05
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Nhóm/đại diện: Ca sĩ Tự Do
Tên đầy đủ: Nguyễn Thị Thu Hiền Ngày sinh: 03/5/1952 Nguyên quán: Thái BìnhNơi ở hiện nay: Hà NộiDòng nhạc: Truyền thống cách mạng, trữ tình, dân caChất giọng: nữ cao
Đi hát từ khi 10 tuổi, NSND Thu Hiền đã có thâm niên
gần 50 năm ca hát. Tiếng hát của chị đã vút lên trên những chiến trường
khói bom khốc liệt.
Sinh ngày 3-5-1952 tại Đông Hưng, Thái Bình. NSND Thu Hiền, hiện là Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.
Năm 1967 đến 1968, Thu Hiền cùng đoàn quân khu Tây Bắc
vào biểu diễn phục vụ động viên tinh thần chiến đấu chống giặc Mỹ của
quân và dân tuyến lửa miền Trung.
Năm 1971, vào đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương. Năm
1972, cùng đoàn văn công Tây Nguyên vào giải phóng Quảng Trị. Thu Hiền
là người được tham dự cuộc trao trả tù binh. Năm 1975, Thu Hiền cùng
đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương theo bước chân thần tốc vào giải phóng
thành phố Huế.
Giọng hát của Thu Hiền vốn đã đằm thắm chất dân ca càng
thêm mượt mà, tinh tế, sâu lắng và gợi cảm hơn. Thu Hiền đã để lại
trong công chúng yêu nhạc một dấu ấn khó phai qua các ca khúc mà chị
thể hiện: Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp - thơ Đằng Giao), Một
khúc tâm tình người Hà Tĩnh (Văn Tý), Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân)
...
Hiếm có ca sĩ nào như NSND Thu Hiền, đứng trên đỉnh cao
nghệ thuật suốt hơn 40 năm với vị trí số một trong dòng nhạc dân ca Bắc
Bộ. Giờ đây, đã ở tuổi "ngũ thập", chị vẫn lao động nghệ thuật bền bỉ.
Năm 1993, Thu Hiền được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
“Lịch sử” phát hành album của NSND Thu Hiền được viết
kể từ năm 1986 với album Đất nước lời ru (Dihavina thực hiện), khi trào
lưu ra album dưới dạng cassette bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, album này
được phát hành bằng cả cassette và đĩa nhựa. Cho đến nay, chị đã ra
được hơn 30 album, và tất cả đều là đơn đặt hàng từ phía nhà sản xuất.
Dù tuổi đời đã không còn trẻ (57 tuổi), NSND Thu Hiền vẫn khẳng định
được chỗ đứng của mình trên thị trường băng đĩa, mỗi năm ra đều đều 2-3
album và không ngừng làm mới để mang lại sự mới mẻ trong việc thưởng
thức cho công chúng của mình.
Gõ thử từ khoá “NSND Thu Hiền” trên các website âm nhạc
của Việt Nam, bạn sẽ có ngay kết quả dao động từ 21-23 album hoặc danh
mục gồm 40 trang với trên 1.000 bài hát - một con số ấn tượng để đánh
dấu sự nghiệp của một nghệ sĩ. Tuy nhiên, những album, bài hát có mặt
trên các website đó chỉ là những sản phẩm dễ dàng số hoá, xấp xỉ 10
album không xuất hiện tại những địa chỉ này có lẽ do tồn tại dưới dạng
cassette hoặc đĩa nhựa, được làm cách đây hơn 20 năm. Đến chủ nhân của
khối lượng sản phẩm lớn này còn không nhớ nổi mình đã có chính xác bao
nhiêu album riêng.
Đi hát từ năm 10 tuổi, suốt quãng đời son trẻ NSND Thu
Hiền hát phục vụ đồng bào và chiến sĩ ở đất miền Trung nắng lửa, bởi
thế mà dù bố người Phú Thọ, mẹ người Thái Bình, lại được sinh ra ở Việt
Bắc nhưng Thu Hiền lại khiến khán giả yêu chị tưởng rằng chị là người
con của miền Trung. Rất nhiều bài hát về miền Trung từ dân ca đến tân
nhạc được chị thể hiện xuất sắc và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng
khán giả. NSND Thu Hiền lý giải điều này rằng: “Tuy không sinh ra ở
miền Trung nhưng lúa khoai ở đó nuôi sống mình, tuổi thanh xuân với
những cảm nhận đầu đời của mình gắn liền với nơi này nên có nói miền
Trung là quê hương mình thì cũng chẳng sai”.
Giọng ca của NSND Thu Hiền được đánh giá là có sức hút
với nhiều thế hệ. Công chúng của chị ở khắp mọi miền đất nước, không kể
độ tuổi hay trình độ học vấn. Được hỏi sau 47 năm ca hát, điều gì chị
thấy “được” nhất trong sự nghiệp của mình, chị trả lời ngay lập tức mà
không cần dù chỉ một giây suy nghĩ: “Tôi được nhiều người yêu mến, kể
cả người nghèo cũng thích nghe tôi hát!”. Rồi chị kể lúc mới vào TP.HCM
sống (khoảng 1 năm trước), một lần đi chợ Phạm Văn Hai bỗng có một
người bán hàng hỏi chị: “Có phải Thu Hiền không?”, chị giật mình vì
tưởng trước đó mình mua gì mà quên trả tiền, vừa lúng túng “dạ vâng”
thì người đó tiếp luôn: “Tôi thích bà quá trời!”. Vì đinh ninh rằng
người miền Nam chắc chẳng biết đến mình nên khi được “nhận diện” giữa
chốn mua bán sầm uất này, chị rất bất ngờ.
Vào nghề sau 4 năm được đào tạo với một chương trình
mang tính tổng hợp về sân khấu chứ không phải chuyên về thanh nhạc, làm
việc - biểu diễn - trong thời kỳ đất nước chiến tranh liên miên, thiếu
thốn đủ thứ, phải học hát qua đài phát thanh nhưng thành công của NSND
Thu Hiền đã chứng tỏ nỗ lực của chị trong việc tự rèn luyện. Chị cho
rằng người hát hay không thiếu, người được đào tạo trường lớp bài bản
cũng rất nhiều nhưng sở dĩ chị vẫn được nhắc đến là vì chị hát bằng
tiếng hát từ trái tim, từ sâu thẳm trong tâm hồn. Chị đúng vì trong
cuộc trò chuyện với phóng viên TT&VH cuối tu ần về NSND Thu Hiền,
bà Kim Phương, Giám đốc trung tâm băng nhạc Trẻ, thuộc hãng phim Trẻ -
đơn vị mà NSND Thu Hiền cộng tác nhiều năm nay, phát hành gần 20 album
của chị - đã nói: “Chị Hiền không trẻ nữa nhưng giọng hát vẫn còn luyến
láy, mượt mà lắm, chị có khả năng diễn tả rất tốt tinh thần, nội tâm
của bài hát khiến cho khán giả dễ dàng tiếp cận được với bài hát một
cách tình cảm nhất. Những sản phẩm của chị có đời sống rất dài, hiếm
người nào có thể thay thế được Thu Hiền.”
Trong năm 2008, NSND Thu Hiền đã cho ra đời 3 album.
Thời gian này, khi vừa qua Rằm tháng Giêng, NSND Thu Hiền đã tất bật
trong phòng thu để hoàn thành album mở hàng năm mới Những tình khúc quê
hương của Phạm Duy và Hoàng Thi Thơ . Chọn 10 ca khúc của hai tác giả
này cho album (6 bài của Phạm Duy, 4 bài của Hoàng Thi Thơ - tác giả
vừa có một số bài hát được cấp phép lưu hành tại Việt Nam), NSND Thu
Hiền đang muốn mở thêm một hướng đi mới trong việc tiếp cận khán giả.
Ngay cả lúc đang còn bận rộn với việc nghe và chuốt lại những phần đã
thu âm trong album mới, NSND Thu Hiền đã có ý tưởng cho album tiếp
theo. Khi tôi thắc mắc với lượng công chúng lớn và kho bài hát dày dặn
như vậy, chị có nghĩ đến chuyện tổ chức live show để đánh dấu cuộc đời
ca hát không, chị nói: “Cũng có người đặt vấn đề sẽ tài trợ cho tôi làm
live show xuyên Việt nhưng tôi không muốn vì tôi chỉ thích tiếng hát
của mình đến với công chúng một cách bình thường. Tôi không muốn phải
căng thẳng đi xin tài trợ, vả lại xưa nay làm album tôi toàn được nhà
nước lo cho mọi khâu, chỉ việc hát thôi, nếu làm show là phải tính đến
vấn đề kinh tế, mà cứ nghĩ đến vấn đề kinh tế là tôi thấy hồn xiêu
phách lạc rồi.”
Tuổi trẻ đã đi qua, mái tóc không còn dài, dày và óng
mượt như thời mỏng mày hay hạt với những Người con gái Bến Tre, Lời ru
trên nương ... nhưng giọng hát của NSND Thu Hiền vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp
đằm thắm, năng lượng và những ý tưởng nghệ thuật của chị dường như chưa
bao giờ vơi đi. Tận hưởng sự thanh nhàn của tuổi hưu bên người bạn đời
cùng con cháu, ngày ngày chị vẫn luyện thanh để giữ sức khoẻ cho giọng
hát. Niềm hạnh phúc của chị như dài thêm khi sau một câu hát của mình,
cô cháu ngoại chưa đầy hai tuổi lại ê a bắt chước theo.