Nhóm Cadillac
Tiểu sử/ profile "Nhóm Cadillac"
Ca sĩ/ ban nhạc: Nhóm Cadillac
Tên thật/ tên đầy đủ: Nhóm Cadillac
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập:
Nước/ quốc gia:Việt Nam
Nhóm bè Cadillac - Những nghệ sĩ thầm lặng
Cách đây gần 10 năm, vào năm 2001, khi Tú Uyên còn là sinh viên năm nhất trường Nhạc Viện TPHCM, như nhiều sinh viên khác, Uyên thường đi hát ở các quán bar để kiếm thêm thu nhập cho mình.
Cách đây gần 10 năm, vào năm 2001, khi Tú Uyên còn là sinh viên năm nhất trường Nhạc Viện TPHCM, như nhiều sinh viên khác, Uyên thường đi hát ở các quán bar để kiếm thêm thu nhập cho mình.
Được hàng loạt những chương trình lớn mời để hát bè như Duyên Dáng Việt Nam, liveshow Đan Trường, Liveshow Cẩm Ly, Phương Thanh, Mỹ Tâm, Bài Hát Việt, Việt Nam Idol…Cadillac thật sự là một “thương hiệu hát bè” được mọi người tin tưởng hoàn toàn về mặt chất lượng. Gặp nhóm Cadillac - nhóm bè hàng đầu Việt Nam hiện nay tại một quán café Quận 1, Sài Gòn và nghe bốn thành viên (Trung Dũng, Tú Uyên, Kim Ngân, Thu Hằng) chia sẻ về nghề nghiệp của mình.
Từ một sự tình cờ
Cách đây gần 10 năm, vào năm 2001, khi Tú Uyên còn là sinh viên năm nhất trường Nhạc Viện TPHCM, như nhiều sinh viên khác, Uyên thường đi hát ở các quán bar để kiếm thêm thu nhập cho mình.
Trong khi đi hát, Uyên nghe một người giới thiệu cần người hát bè, Uyên thử tham gia và sự nghiệp hát bè bắt đầu từ đó. Dần dần các thành viên khác tham gia như Thu Hằng, Mai Khôi, Trung Dũng, Kim Ngân… Các thành viên đều là những người có kiến thức về âm nhạc cùng chất giọng đẹp nên được sự tin tưởng của nhiều ca sĩ bấy giờ. Trong một lần thu âm, khi được hỏi về tên của nhóm, mọi người đều nhìn nhau không biết chọn tên gì và sau đó nhất trí lấy cái tên Cadillac là tên của nhóm vì đây là nơi “khởi nghiệp” cho cả nhóm gặp nhau.
Nhóm Cadillac có khá ít sự thay đổi người, cho đến nay cũng chỉ có Mai Khôi là trở thành ca sĩ hát đơn, các thành viên còn lại đều gắn kết rất bền chặt bởi sự ăn ý với nhau khi đứng trên sân khấu đến cuộc sống ngoài đời. Tất cả họ đều có chung một niềm đam mê hát bè và nghiêm túc với nghề. Họ không xem đây là một nhóm hát nữa mà là một gia đình thứ hai của mình.
Khó hơn làm ca sĩ hát chính
Để trở thành một người hát bè, nhiều người vẫn nghĩ rất đơn giản, chỉ cần nghe bài hát chính, rồi bè theo là được. Hát bè là một nghệ thuật đòi hỏi người hát phải thực hiện bằng cả tâm huyết, tài năng cũng như sự thông minh của mình. Để có thể đứng trên sân khấu hát bè, phải trải qua rất nhiều công đoạn và khá phức tạp.
Khi nhận hát bè, nhóm sẽ có được anh Hữu Bình (người phụ trách nhóm, hiện đang sống ở nước ngoài) soạn nhạc bè (dựng bè). Để có được bản phối bè hay thì người viết bè phải “chắc tay”, có tai nghe, và am hiểu nhiều về âm nhạc. Sau khi nhận được bản nhạc bè đó (trên văn bản viết), nhóm nhìn nốt để thể hiện bằng giọng hát như thế nào lại làchuyện khác. Do đó, có thể cùng một bản bè đó nhưng mỗi người sẽ có cách bè khác nhau. Chính vì vậy mà người hát bè phải có đầu óc sáng tạo mới có thể giúp cho bài hát hay hơn được.
Ngoài ra, yếu tố giọng hát là yếu tố quan trọng hàng đầu. Người hát bè phải có chất giọng tốt, có khả năng hát đa dạng các thể loại nhạc, từ RnB, Pop, Rock, dân ca… Tuy nhiên, từng thành viên có chất giọng tốt thôi chưa đủ, mà giọng của cả nhóm phải hòa trộn vào nhau một cách đồng đều nhất.
Kim Ngân cho biết: “Mất một năm trời thì hai giọng mới có thể hòa quyện với nhau hoàn toàn, phải hiểu ý nhau từng chút một. Chỉ cần một chữ phát âm không giống người kia là phải thu lại hết!”. Bên cạnh đó một nhóm hát bè phải hội tủ đủ giọng cao, thấp và trung để tùy theo giọng của ca sĩ mà hát theo cho đúng.
“Điều quan trọng nhất là phải biết tiết chế bản thân, kềm nén cái tôi của mình xuống, phải nhớ rằng, hát bè là làm tôn vinh người hát chính lên nên cho dù có thể cảm thấy ca sĩ đó hát không hay, nhưng mình cũng không thể cố gắng hát hay hơn, to hơn được mà phải làm sao giọng hát của ca sĩ chính là nổi bật nhất!”, Trung Dũng chia sẻ. “Chưa kể đến yếu tố âm thanh thế nào, ví dụ như micro có cái tiếng lớn tiếng nhỏ thì bản thân người hát bè cũng phải biết điều chỉnh sao cho phù hợp”.
“Ví dụ như ca sĩ phát âm không chuẩn một chữ nào đó thì cả nhóm phải hát không chuẩn theo mới có thể hòa giọng, hoặc ca sĩ có làn hơi ngắn, hay ngừng đột ngột rất khó chịu nhưng mình cũng phải ngừng theo ca sĩ đó!”. Thu Hằng – thành viên có giọng nữ cao vút bật mí thêm.
Là những nhân vật không thể thiếu trong những chương trình lớn, góp phần tôn vinh ca khúc thêm đặc sắc nhưng hầu như ít có người biết đến họ vì họ chỉ thường đứng yên ở một góc sân khấu, sau lưng ca sĩ chính và cũng ít người chú ý tới mà dân trong nghề vẫn thường hay gọi là “nhóm bè” hay “ca sĩ hát bè”. Nhưng với cá nhân tôi, tôi thích gọi họ là những nghệ sĩ hát bè hơn là “ca sĩ hát bè”. Bởi lẽ, hát bè là một nghề nghiệp đòi hỏi rất cao về mặt chuyên môn cũng như tâm huyết, thời gian mà không phải ai cũng có thể làm được. Và họ, xứng đáng được tôn vinh không thua kém gì một ca sĩ hát chính vì những đóng góp của mình.
Những nỗi niềm riêng
Điều đáng buồn nhất là hầu như những người có khả năng mix bè ở Việt Nam hiện nay rất ít.
Về thu nhập , so với mặt bằng chung hiện nay thì quả thật nghề hát bè vẫn có cát sê khá thấp. Với những nhóm bè chưa có tên tuổi thì việc hát bè chỉ giúp họ trang trải cuộc sống hằng ngày chứ không dư dả gì nhiều. Còn với Cadillac, dù là nhóm bè “ chất lượng cao “ nhưng tiền cát sê cũng không phải ngất ngưởng vì phải căn cứ vào mặt bằng chung và cũng tùy thuộc vào chương trình. Nhưng nhìn chung thì nhóm vẫn sống với nghề được.
Còn việc có thành viên trong nhóm muốn tách solo thì nhóm vẫn vui vẻ và hỗ trợ hết mình khi cần: “Đó là một điều đáng mừng cho người đó chứ nhóm cũng không lấy gì làm buồn, vì như đã nói, bọn này coi nhau như anh em mà!”.
Khi được hỏi, trải qua 10 năm làm nghề hát bè, có bao giờ Cadillac thấy buồn vì nhiều người vẫn còn coi đây là một nghề ít quan trọng, chỉ là đi hát phụ, Tú Uyên cười buồn: “Ừ, thì đúng là mình hát phụ mà. Nhưng không có nghĩa là mình không quan trọng. Chính nhờ hát bè mà bài hát sẽ hay hơn. Nếu có ai nói vậy thì cũng buồn đó, nhưng mà Uyên nghĩ, quan trọng là giới chuyên môn đánh giá mình thế nào, khán giả nghe bài hát đó thấy thế nào là được rồi! Chấp nhận làm nghề này đã là chấp nhận thầm lặng mà…”.
Và họ, vẫn sẽ tiếp tục đứng thầm lặng phía sau lưng ca sĩ bằng tất cả niềm đam mê ca hát, ở một góc sân khấu và mấy người nhớ đến họ và gọi một cách trân trọng: “nghệ sĩ hát bè”?