Hoàng Nhất
Tiểu sử/ profile "Hoàng Nhất"
Ca sĩ/ ban nhạc: Hoàng Nhất
Tên thật/ tên khác: Hoàng Nhất
Ngày sinh/ Năm sinh/ Thành lập: 1970
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Hoàng Nhất, giọng hát đoạt giải xuất sắc Trần Hữu Trang 2007 (giữa), cùng các bạn diễn trình bày liên khúc Cội nguồn Việt.
NS Hoàng Nhất xuất thân từ khóa đào tạo diễn viên của Đoàn cải lương Hương Tràm, tỉnh Cà Mau, cùng khóa với Lịch Sử và Hoa Phượng - hai cô đào từng gây "sửng sốt" giới chuyên môn tại TPHCM khi đoạt HCV giải Trần Hữu Trang năm 2000 một cách đầy ấn tượng.
Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo này, Hoàng Nhất cùng với Lịch Sử và Hoa Phượng trở thành trụ cột của đoàn Hương Tràm, đảm trách các vai chính trong tất cả các vở diễn mà đoàn dàn dựng như Bến Xưa, Giọt máu oan cừu......
Năm 2005, đạo diễn Trần Ngọc Giàu đã "chấm" Hoàng Nhất và giao cho anh vai diễn người chiến sĩ cách mạng trong vở Cây Sầu Riêng Trổ Bông, đóng cặp với NSƯT Phương Hồng Thủy trong chương trình Nhà hát Truyền hình và phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1.
Giọng ca của Hoàng Nhất nghe gần giống với giọng của NSƯT Kim Tử Long. Anh có lối diễn xuất mộc mạc, chân phương, rất thích hợp với các vai kép mùi.
Những năm sau này, Hoàng Nhất trở nên gần gũi với khán giả TPHCM khi anh xuất hiện liên tục trên sóng truyền hình cũng như ghi hình trong các vở video cải lương.
Ngoại hình dễ nhìn, giọng ca truyền cảm, Hoàng Nhất xứng đáng là một kép "đẹp" của SKCL.
"Nói về Hoàng Nhất, tôi có cái nhìn rất rõ về một thanh niên chân lấm, tay bùn mơ được làm nghệ sĩ. Thuở đó, Hoàng Nhất chỉ là một anh chàng làm nghề canh giữ vuông tôm ở Cà Mau.
Đêm đêm anh nghe xuồng câu văng vẳng trên sông tuồng cải lương Lan và Điệp, rồi tự khóc, tự cười để mơ một ngày đến với nghiệp cầm ca. Khi nghệ sĩ Minh Đương phát hiện ra anh có giọng ca, xuống đến nhà xin cha mẹ anh cho “nó được theo đoàn Hương Tràm” - nghệ sĩ Minh Đương đã kể: Ba má Hoàng Nhất lúc đó bảo: “Nếu trong một ngày nó cuốc hết đám rẫy thì sẽ cho đi”.
Thế là anh chàng thanh niên 19 tuổi hăng hái cuốc đất đến quên đói, để được khăn gói theo nghệ sĩ Minh Đương về đoàn Hương Tràm. Về đoàn, anh được học bổ túc văn hóa, được kết nạp Đảng. Hành trang nghệ thuật của Nhất đã có 6 HCV.
Nhất ca chân phương, diễn mộc mạc, chịu khó vươn lên. Vai Tùng trong vở Nửa đời hương phấn, hoặc Thắng trong Nước mắt thâm tình đều là những cố gắng đáng được ghi nhận của một anh kép tỉnh lên thành lương còn muôn vàn khốn khó."
Lên thành phố lập nghiệp tính đến nay đã hơn ba năm. Khoảng thời gian có thể làm người ta chững chạc hơn. Cho đến bây giờ, anh vẫn không thể nào quên được những ngày đầu ''chân ướt chân ráo” về thành phố, mọi thứ đều quá mới mẻ với anh... đến nỗi, anh được bạn bè tặng cho biệt danh ''Hai Lúa''.
Một kỷ niệm vui mà giờ đây, mỗi khi nhớ lại, Hoàng Nhất vẫn cười thầm một mình. Số là hồi đó có một lần NS Tấn Giao gọi điện thoại rủ anh đi nhậu. Sau khi chỉ địa điểm, Tấn Giao mới hỏi Hoàng Nhất là: ''Em đi xe gì đến?''. Hoàng Nhất trả lời lỉnh rụi'': ''Dạ, em lái xe con''. Tấn Giao ngạc nhiên bảo: ''Ghê vậy ta?''. Và một lúc sau, NS Tấn Giao càng ngạc nhiên hơn khi thấy Hoàng Nhất chạy chiếc...Dream tới. Lúc bấy giờ, Tấn Giao mới cười khi biết dưới quê người ta gọi xe máy là xe con...
Và ngày ấy, một thân một mình đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng Hoàng Nhất không hề nản chí hay lùi bước. Trái lại, anh lươn dấn thân vào những thử thách đó như là một sự thách thức'' đối với chính mình. Còn hôm nay thì có lẽ, trong mắt của nhiều người, Hoàng Nhất đã thay đổi rất nhiều. Hoàng Nhất cho rằng thành quả mà anh có được sau ba năm ở đất Sài Gòn chính là anh đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích cho nghề nghiệp và học cả những bài học ''làm người'' trước nhân tình thế thái....Hiện tại, Hoàng Nhất đang cộng tác với SK 179. Ngoài vai trò là một diễn viên, Hoàng Nhất còn ''kiêm nhiệm'' thêm công tác đối ngoại, mời diễn viên cho đoàn... Hoàng Nhất cho biết: ''Sau khi ra mắt vở ''Sau lũy tre làng', tất cả anh em đều rất phân khởi. Mọi người đang lên kế hoạch đưa vở đi lưu diễn ở Cần Thơ, Hậu Giang và chuẩn bị lên sàn tập vở diễn mới. Tôi cảm thấy rất vui khi được mời về đây cộng tác. Vì/ sân khấu với những vở diễn trọn vẹn chính là nơi để nghệ sĩ rèn luyện tay nghề của mình tốt nhất'.
Bên cạnh đó, hiện nay, khán giả màn ảnh nhỏ còn đang gặp Hoàng Nhất với vai Việt Hùng trong bộ phim "Sóng gió thương trường”. Đây là một nhân vật có tính cách đa dạng - là một cơ hội để Hoàng Nhất thử sức mình ờ lãnh vực mới. Anh tâm sự ''Trong quá trình quay, tôi đã được ĐD Cảnh Đôn, các anh chị em NS diễn chung, đặc biệt là chị Tnnh Kim Chi hỗ trợ tất nhiều. Trước mỗi cảnh diễn, anh Cảnh Đôn đều phântích cho tôi tâm lý nhân vật, cách thoại, còn khi diễn chung với tôi, chị Trịnh Kim Chi đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi có thể diễn tốt, chỉ ấy giúp tôi có thể tự tin hơn...''.
Trong đêm tái ngộ chương trình Làn điệu phương Nam vừa qua tại NH TP, lần đầu tiên, Hoàng Nhất nhận lời đóng tuồng Hồ quảng, đó là vai Tiết Ứng Luông trong trích đoạn “Thần nữ dâng ngũ linh kỳ”. Hoàng Nhất chia sẽ: ''Khi chị Thanh Ngân đề nghị, tôi đã rung vì chuyên diễn tuồng xã hơn nên vũ đạo tôi còn rất yếu. Nhưng tôi nhận lờii, xem đây là cơ hội để mình học hỏi. Lúc ra sân khấu, không bị khớp nhưng sau khi diễn xong tôi cảm thấy mắc cỡ. Không biết khán giả cảm nhận thếnào?”
Hiện tại, Hoàng Nhất đang chuẩn bị ra mắt hai album tân cổ giao duyên ca chung với Trúc Ly và Giang Bích Phượng vào tháng 4/2009 do ĐD Trần Văn Hưng dàn dựng.
Hoàng Nhất thi tuyển vào Đoàn cải lương Hương Tràm – Cà Mau năm 1998, được hai nghệ sĩ Lệ Minh và Minh Đương dìu dắt vào nghề, chỉ sau ba tháng anh đã được đoàn Hương Tràm đề cử tham dự Cuộc thi tài năng trẻ sân khấu tổ chức tại Đà Nẵng. Năm 2001 anh đoạt HCV Giải triển vọng Trần Hữu Trang, sau đó tiếp tục nhận HCV với vai Hai Râu trong vở Thầm lặng cuộc đời, HCB cho vai Trường Giang (vở Bến xưa) tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2002. Một năm sau, trở lại với cuộc thi Tài năng trẻ sân khấu tổ chức tại Hà Nội, Hoàng Nhất giành HCV với vai Từ Hải trong vở Ai giết nàng Kiều. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha mẹ tham gia văn công giải phóng, Hoàng Nhất thừa hưởng tinh thần yêu văn nghệ từ cha mẹ mình. Hiện nay anh được đánh giá là gương mặt đầy triển vọng của sân khấu cải lương.
Chương trình chuyên đề của Hà My – Hoàng Nhất còn có sự tham gia của các NS: Trọng Hữu, Minh Nhí, Trung Dân, Thúy Nga, Thanh Sơn, Xuân Trúc, Tuấn Sang, Thanh Uyên, Lịch Sử, Uyên Thảo, Lê Thanh Thảo, Chấn Cường, Trường Hải, Trường Giang, Hồng Lân, ca sĩ Huy Vũ và vũ đoàn Hương Sen, Vầng trăng... với các trích đoạn: Tô Ánh Nguyệt, Trà Hoa Nữ, Điêu Thuyền bái nguyệt, Số đỏ, Ai giết nàng Kiều, Bức tranh tuồng cổ. Đặc biệt là sự góp mặt của nghệ sĩ Kim Hà (mẹ của ca sĩ Hà My) và NSƯT Minh Đương.
Nhận xét về hai diễn viên trẻ này, nghệ sĩ Minh Đương cho biết: “Hà My và Hoàng Nhất đều là người Cà Mau, nên chúng tôi rất vui mừng và tự hào khi nhìn thấy quá trình phấn đấu của các em. Đi lên từ sân khấu ĐBSCL, đến nay cả hai đã được công chúng TP.HCM yêu mến, đó là một nỗ lực đáng ghi nhận. Tôi mong từ sau chuyên đề này, cả hai sẽ có một hướng đi mới để khẳng định khả năng của mình. Hà My có ưu thế khi vào vai những phụ nữ chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống, bằng giọng ca ngọt ngào, truyền cảm. Còn Hoàng Nhất đã đa dạng hơn trong những vai tuồng xã hội, lịch sử, dân gian”.
Hoàng Nhất tâm sự: “Tôi rất biết ơn chị Thanh Thanh Tâm đã mời tôi lên TP.HCM tham gia vở Mưa rừng, từ đó tôi có được cơ hội làm quen với sân khấu TP.HCM và được các cô chú, anh chị đi trước truyền đạt kinh nghiệm. Đêm diễn này tôi sẽ dành để ghi ơn sự dìu dắt đáng trân trọng của cô Ngọc Minh, thầy Minh Đương và nhất là khán giả đã dành cho tôi nhiều tình cảm ưu ái”. Hà My phát biểu: “Sau đêm chuyên đề ca sĩ Hà My – Vũ Duy tổ chức cách đây không lâu, đây là lần thứ 2 tôi tham gia chuyên đề sân khấu, nhưng lại ở vai trò diễn viên cải lương. Tôi biết ơn công chúng đã ủng hộ chương trình Làn điệu phương Nam tại Nhà hát TP.HCM và cổ vũ chúng tôi trên con đường nghệ thuật. 10 năm đi hát đối với tôi và Hoàng Nhất chỉ là một chặng đường ngắn ngủi, nhưng đã nhận được biết bao bài học giá trị, để từ đó phấn đấu vươn lên”.