Nhạc chuông hay
 
Nhạc chuông hot
 
Nhạc chuông độc
 
Nhạc chuông đặc biệt
 
Nhạc chuông mp3
 
Nhạc chuông miễn phí
 
Nhạc chuông điện thoại
 
Nhạc chuông Theo ngày lễ
 
TRỢ GIÚP
  1. Tải nhạc chuông
  2. Cài đặt GPRS
  3. Câu hỏi thường gặp - FQA
 
Trang chủ<< MENU
 
 
 
Cẩm Tiên

Cẩm Tiên

Tiểu sử/ profile "Cẩm Tiên"

Ca sĩ/ ban nhạc: Cẩm Tiên
Tên thật/ tên đầy đủ: Võ Thị Cẩm Tiên
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 04/01
Nước/ quốc gia: Việt Nam
Nữ nghệ sĩ Cẩm Tiên tên thật Võ Thị Cẩm Tiên sinh ngày 04 tháng 01, năm 1970 tại Saigòn, con của ông Võ Văn Mười, tài xế và bà Lê Thanh Xương.
Song thân của cô Cẩm Tiên thích cổ nhạc, đệ tử của nhạc sĩ Sáu Khoẻ, Năm Vinh, hai ông bà thường tham gia đờn ca tài tử với các bạn.
Sau năm 1975, cha mẹ của Cẩm Tiên về quê nhà ở huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh để sinh sồng. Cẩm Tiên được vào học ở trường phổ thông trung học Gò Dầu. Từ nhỏ, Cẩm Tiên đã được cha mẹ dạy ca vọng cổ và các bài bản nhỏ nên mỗi lần ông đi đờn ca tài tử chơi, ông thường cho Cẩm Tiên theo, ca cho chú bác nghe.
Khi cô được 7 tuổi (năm 1977), đoàn cải lương Tây Ninh về hát ở Gò Dầu Hạ, cha cô dẫn cô đến đoàn hát thăm hai bạn của ông là nghệ sĩ Thanh Hiền và Hữu Lộc, Cẩm Tiên đã ca hai bài vọng cổ « Rẽ Mạ Đầu Mùa » và « Hoa Tím Bằng Lăng » trên sân khấu, khán giả nhiệt liệt tán thưởng. Nghệ sĩ Thanh Hiền muốn xin cho Cẩm Tiên theo đoàn hát nhưng cô không chịu. Cô tiếp tục học văn hóa đến hết lớp 12. Thời gian đi học, Cẩm Tiên rất thích lối ca vọng cổ của thần tượng Châu Thanh, Linh Huệ, Linh Vương nên cô tự luyện giọng học ca theo cách ca đó, Cẩm Tiên được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn nghệ ở trường và ở địa phương.
Năm 1987, sau khi học hết lớp 12, Cẩm Tiên thi đậu Đại Học Sư Phạm. Cô theo cha lên Saigon thăm người Dì, định sẽ ở trọ nơi nhà Dì để đi học. Thời gian đó, cha cô dẫn cô đến thăm bạn là nhạc sĩ Minh Hữu, gâp cuộc đờn ca tài tử, Cha con Cẩm Tiên nhập cuộc đờn ca chơi. Cẩm Tiên ca 2 câu vọng cổ mà Châu Thanh đã ca trong tuồng « Người đẹp trong tranh », lối ca dài hơi, giọng ca trong trẻo, âm sắc thật đẹp, luyến láy giống như Châu Thanh khiến cho nhạc sĩ Minh Hữu ngạc nhiên thích thú. Ông Minh Hữu là anh nuôi của nghệ sĩ Châu Thanh, hôm đó Châu Thanh cũng có mặt nên Châu Thanh và nhạc sĩ Minh Hữu khuyến khích Cẩm Tiên theo nghề hát. Châu Thanh hứa với cha của cô là sẽ dìu dắt và nâng đở Cẩm Tiên. Được cha chấp thuận, Cẩm Tiên cũng muốn theo thần tượng Châu Thanh để học hát, nên cô bỏ dự tình trở thành cô giáo dạy học và được Châu Thanh giới thiệu gia nhập đoàn hát Trung Hiếu.
Thành phần đoàn hát gồm các nghệ sĩ Châu Thanh, Phượng Hằng, Hoàng Anh, Vương Linh, Liên Chi, Anh Tuấn, Quốc Thắng, Đăng Minh, Minh Tiến, Lê Xệ, Phượng Mai, Hiệp Thành, Thanh Vân, soạn giả Viễn Hùng.
Vừa gia nhập đoàn hát, Cẩm Vân đã phải theo đoàn đi lưu diẽn miền Trung và miền Bắc, nhờ có giọng ca tốt, tuy chưa lần nào được hát tuồng cải lương trên sân khấu nhưng Cẩm Tiên được đạo diễn cho đóng vai Liên, vai đào nhì trong tuồng Sóng Gió Cuộc Đời của soạn giả Viễn Hùng. Cẩm Tiên còn nhớ lúc hóa trang, cô chưa biết đánh phấn, thoa son, vẻ viền mắt, các nghệ sĩ Châu Thanh, Anh Tuấn, Liên Chi đến hóa trang giúp. Soạn giả Viễn Hùng bỏ ra cả tuần lễ để tập riêng cho Cẩm Tiên những động tác diễn xuất vai tuồng đầu tiên nầy.
Cẩm Tiên hát thành công vai hát đầu tiên trong đời sân khấu của cô, soạn giả và các nghệ sĩ ủng hộ cô rất vui mừng nhưng cũng có những người đi hát trước cô mà thua sút cô nên ganh ghét, tìm cách phá bỉnh cô trên sân khấu và trong đời sống riêng khiến cho cô rất nãn lòng. Cẩm Tiên nhiều lần xin rời đoàn hát nhưng trưởng đoàn, soạn giả và các nghệ sĩ Châu Thanh, Phượng Hằng, Vương Linh khuyến khích, Cẩm Tiên ở lại đoàn và cô chứng tỏ khả năng thiên phú qua các vai tuồng mới được giao. Cẩm Tiên liên tiếp thành công một cách xuất sắc các vai diễn đào nhì sau đào chánh Phượng Hằng như vai Hường trong tuồng Vụ Án Mã Ngưu, vai Dung trong tuồng Đồng Tiền Đẩm Máu.
Sáu tháng sau, cặp đào kép chánh Châu Thanh và Phượng Hằng rời đoàn Trung HIếu, về hát chánh cho đoàn hát Thanh Nga, Cẩm Tiên được đưa lên vai chánh thay vai Phượng Hằng, Đức Tài thay vai của Châu Thanh , đoàn hát vẫn được khán giả ái mộ đến xem đông đảo.
Mặc dầu hát thành công vai đào chánh nhưng nữ nghệ sĩ Cẩm Tiên vẫn chỉ được hưởng mức lương của người học viên nghĩa là mức lương còn thấp hơn lương của các diễn viên phụ, ngoài ra cô còn bị bạn diễn ganh ghét, phá bỉnh trên sân khấu và trong cuộc sống ở trong đoàn. Cẩm Tiên bèn cương quyết rời đoàn dù cho ông Trưởng đoàn hứa sẽ điều chỉnh lại mức lương bất hợp lý dành cho Cẩm Tiên bấy lâu nay.
Sau đó Cẩm Tiên hát cho gánh hát Thanh Tú – Trang Bích Liểu, cô thành công qua vai đào chánh tuồng Lâm Sanh Xuân Nương và các vở tuồng màu sắc của đoàn.
Năm 1989, bầu Hề Sa đoàn hát Hoa Hồng mời Cẩm Tiên hát chánh qua các tuồng 17 Năm Trường Hận, Kiếm Sĩ Dơi. Giọng ca dài hơi, ngọt ngào và điêu luyện của Cẩm Tiên thu hút khán giả mãnh liệt nên các ông bà bầu các gánh hát tranh nhau mời Cẩm Tiên về cộng tác với mức lương càng ngày càng cao. Ông bầu Phi Bằng đoàn Kim Thanh với khả năng tài chánh dồi dào, sân khấu gồm có nhiều nghệ sĩ tài danh như Út Bạch Lan, Ngân VƯơng, Thái Bình, Tố Loan, Thanh Hậu, Tiểu Phụng, hề Tấn Beo nên Cẩm Tiên nhận lời về đoàn Kim Thanh, hát qua các tuồng Người Điên Trên Sông Lạnh, Nhất Kiếm Bá Vương, Cỗ Xe Độc Mã.
Năm 1990, Cẩm Tiên về đoàn Sông Hậu, hát các vở tuồng Công Chúa Tóc Vàng, Đường Gươm Nguyên Bá, Lan Và Điệp với các diễn viên Thanh Tuấn, Giang Châu, Diễm Ngọc, Vương Hùng, Lệ Châu, Thanh Như Hạnh, Thanh Tùng… Cuối năm 1990, Cẩm Tiên được mời về hát chánh cho đoàn Thanh Nga, với các diễn viên Vương Linh, Tô Châu, Kim Lợi, Đức Long, Hoài Trúc Phương, Diệu Huê, Chí Thanh, Lê Giang, Bảo Ngọc. Khi nghệ sĩ Vương Cảnh về đoàn Thanh Nga hát cặp với Cẩm Tiên, đoàn hát thu hút khán giả mảnh liệt qua các tuồng Duyên Chị Tình Em, Hoàng Tử Mặt Nám.
Vương Cảnh và Cẩm Tiên qua cộng tác với sân khấu Tài Năng, hát với Minh Cảnh, Phương Quang, Đặng Vinh Quang, Kim Phượng, Tuấn An, Linh Trung, Lê Thiện, Thanh Ngân…đến khi đoàn đổi bảng hiệu là đoàn hát Trần Hữu Trang 2, Cẩm Tiên và Vương Cảnh vẫn là đôi diễn viên được yêu thích nhứt trong các năm 1991, 1992, 1993.
Năm 1995, Cẩm Tiên đoạt huy chương vàng giải Trần Hữu Trang.
Năm 2005, Cậm Tiên đoạt huy chương vàng hội diễn sân khấu cải lương toàn quốc.
Từ năm 1992. Cẩm Tiên quyết định thay đởi lối sống thường nhật của một nghệ sĩ cải lương như bấy lâu nay cô đã sống. Cẩm Tiên sáng đi tập thể dục, đi thu audio hoặc tập tuồng, chiều đi học Anh VĂn, tối đi hát ở Đầm Sen, công viên Phú Lâm hoặc sân khấu đồi Hoa Vàng Kỳ Hòa.
Nhờ vậy Cẩm Tiên bỗng có một nghề tay trái là Phó Giám Đốc Công Ty xử lý môi trường, trực tiếp ký những hợp đồng xử lý nguồn nước dùng bị nhiểm phèn tại các vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Mặc dầu với nhiệm vụ một Phó Giám Đốc bề bộn công việc kinh doanh nhưng Cẩm Tiên vẫn không từ chối một show diễn nào. Vẫn những chuyến lưu diễn với đoàn hát, vẫn một niềm đam mê khi được hóa thân vào các vai diễn trong khi đó CẨm Tiên vẫn lo tròn nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
Cẩm Tiên thường đóng tuồng cặp với các diễn viên tài danh Minh Vương, Minh Cảnh, Thanh Tuấn, Phương Quang và thu nhiều dĩa tân cổ giao duyên, vidéo tuồng cải lương. Một khán giả VIệt Kiều, quốc tịch Mỹ xem vidéo, nghe các băng nhạc có giọng ca quyến rũ của Cẩm Tiên, ông du lịch về quê hương nhiều lần, tìm cách làm quen với CẨm Tiên và nhờ gia đình đứng ra xin cưới Cẩm Tiên. CÔ cũng xúc động trước tấm chân tình của người yêu tiếng hát của mình, sau một thời gian dọ hỏi kỷ về gia cảnh, tánh tình cùng lối sống của người khán giả thân thương đó, Cẩm Tiên chấp nhận cuộc hôn nhân.
Cẩm Tiên trước khi theo chồng về sinh sống ở Hoa Kỳ, cô mua nhà cho cha mẹ ở dưỡng già, giúp các anh em thành đạt trong cuộc sống. Ở Mỹ, Cẩm Tiên vẫn tham gia hát cải lương mỗi khi Cộng đồng người Việt tại tiểu bang của cô tổ chức. Khi có dịp về Việt Nam, cô tham gia các xuất hát gây qủy từ thiện giúp nạn nhân thiên tai, bão lụt.
Về gia đình thì ngoài Cẩm Tiên theo sân khấu nổi danh, Anh của Cẩm Tiên tên Võ Hiệp là nhạc sĩ organ đoàn Trần Hữu Trang,và em trai Võ Thành Nhàn, nhạc sĩ guitatre cổ nhạc đoàn cải lương Hương Bưởi, chỉ có cô em cút của Cẩm Tiên là Võ thị Cát Tiên làm nghề uốn tóc.
Nhờ có làn hơi mượt mà, giọng ca trữ tình, với một vẻ đẹp thanh tú, dịu hiền và một ý chí sắt đá trong việc học nghề, gặp biết bao khó khăn trở ngại, Cẩm Tiên vẫn không nãn chí, Cẩm Tiên gặt hái được những thành công, những vinh quang trong nghề nghiệp và đạt được hạnh phúc gia đình riêng mà các bạn nghệ sĩ và khán giả đều ngưởng mộ sự thành đạt toàn diện của Cẩm Tiên.
Cẩm Tiên cũng như bao nhiêu nghệ sĩ tài danh khác của cải lương, khi cuộc sống được thành đạt, Cẩm Tiên bỏ nhiều tiền của và thì giờ đi làm việc từ thiện, giúp cho các nghệ sĩ và đồng bào nghèo yếu neo đơn. Cẩm Tiên theo con đường làm việc từ thiện của các nghệ sĩ đàn chị, như Út Bạch Lan, Lệ Thủy, Ngọc Giàu …vân vân.
Nhạc chuông Cẩm Tiên
Sắp xếp:
Tên Ca sĩ Lượt tải
Ngày ấy yêu nhau   Cẩm Tiên - Việt Nam 51
 
Nghe vọng cổ nhớ quê hương   Cẩm Tiên - Việt Nam 73
 
Nước biển mưa nguồn   Cẩm Tiên - Việt Nam 32
 
 

Hướng dẫn về ca sĩ Cẩm Tiên

Thông tin tiểu sử/ profile và ảnh của ca sĩ Cẩm Tiên được chúng tôi cập nhật thường xuyên. Trường hợp thông tin và ảnh về ca sĩ Cẩm Tiên chưa có, có thể do các nguyên nhân như: profile chưa được cập nhật; ca sĩ chỉ mang tính đại diện (ko phải thật như nhacchuong, remix, online...)
Bạn có thể tham khảo danh sách nhạc chuông theo ca sĩ Cẩm Tiên ở dưới. Chú ý: danh sách chỉ bao gồm nhạc chuông của riêng ca sĩ Cẩm Tiên, nếu bạn muốn tìm nhạc chuông của ca sĩ Cẩm Tiên hát cùng với các ca sĩ khác, vui lòng sử dụng công cụ tìm kiếm phía trên và nhập vào từ khóa "Cẩm Tiên"
Bạn có thể tìm kiếm trang này bằng các từ khóa sau:
Nhạc chuông Cẩm Tiên, tiểu sử/ profile ca sĩ Cẩm Tiên, ảnh ca sĩ Cẩm Tiên, ca si Cam Tien, anh ca si Cam Tien, nhac chuong cua ca si Cam Tien

 
Hướng dẫn cài đặt GPRS
 
 
 
 
Nhạc chuông hot nhất tháng